Những ngày này, miền Bắc lạnh cóng, miền núi âm độ, số bệnh nhân đột quỵ rất nhiều, tôi tìm đến Trung tâm phát triển y học cổ truyền Việt Thanh. Các lương y tất tả làm việc, khám chữa bệnh.
Ngoài trời, gió lạnh, nhưng một người người phụ nữ thấp đậm tấp tểnh tập đi lúc giữa trưa, với sự hỗ trợ của người chị dâu.
Ít ai nghĩ rằng, mới 3 ngày trước, người phụ nữ này còn nằm liệt, mà giờ đã lần đầu giường đứng dậy, rồi bám vai người chị để tập đứng, tập đi. Hành trình để trở lại bình thường như xưa là vô cùng khó khăn, nhưng có vẻ như may mắn đang mỉm cười với chị.
Giọng nói còn méo mó, vất vả, thông tin trong đầu còn lộn xộn, nhưng chị Mã Thị Vy đã có thể lục lại trí nhớ để kể lại câu chuyện đau lòng đột ngột của mình.
Chị Mã Thị Vy sinh năm 1975, là cán bộ hành chính của Trường THCS Định Biên (Định Hóa, Tuyên Quang), có chồng và 2 người con đã lớn. Bản thân chị mắc khá nhiều bệnh như viêm cầu thận mạn, mỡ máu, mỡ gan đều cao và đặc biệt là huyết áp rối loạn. Với người hiểu biết, thì khi mắc những bệnh này, sức khỏe phải được đặc biệt quan tâm, bởi có thể bị tai biến bất cứ lúc nào. Nhưng, chị lại khá chủ quan, thi thoảng mới đi bệnh viện kiểm tra và lúc nào nặng quá mới điều trị theo bác sĩ.
Khoảng 20 ngày trước, đang ngồi làm việc ở trường, bỗng dưng thấy sa sầm mặt mày, người cứ mềm nhũn ra, tay không cầm được gì nữa. Thế nhưng, điều khá lạ, là chị vẫn đi ra chỗ đỗ ô tô, tự lái xe về nhà nằm. Nằm một lúc, thấy có vẻ không ổn, nên chị gọi chị dâu đèo ra bến xe, rồi cùng bắt xe khách về Hà Nội. Sau khi thăm khám, các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai khuyên sang Bệnh viện Lão Khoa cạnh đó, vì Bạch Mai đông quá, chờ lâu.
Các bác sĩ ở Bệnh viện Lão khoa Trung ương khám, bắt nhập viện, nhưng chưa đủ 50 tuổi nên không được bảo hiểm y tế, cũng không thấy cho thuốc men hay điều trị gì (có lẽ bác sĩ còn theo dõi), nên chị thuê xe về Bệnh viện đa khoa Thái Nguyên và nhập viện điều trị tại đây.
Tại Bệnh viện đa khoa Thái Nguyên, các bác sĩ vẫn tiếp tục theo dõi, truyền nước, tiêm và cho uống nhiều loại thuốc. Nằm viện điều trị 3 ngày, thì sức khỏe chuyển biến xấu, tay chân mềm nhũn ra và không đi lại được nữa. Chị Vy coi như bại liệt, khi tay chân đều không cử động được nữa, dù đầu óc vẫn tỉnh táo.
Sau khi chiếu chụp, theo dõi kỹ lưỡng, các bác sĩ kết luận chị Mã Thị Vy bị tắc mạch máu não, dẫn đến nhồi máu não và đột quỵ. Do nằm viện, lại được cấp cứu kịp thời, nên tính mạng chị Vy không nguy hiểm, nhưng tình trạng sức khỏe lại rất bi thảm, thậm chí có nguy cơ sống thực vật cả đời.
Nằm viện điều trị đột quỵ 15 ngày, tình trạng vẫn không thay đổi. Nghĩ đến cảnh tương lai, chị Vy chán nản, ngày nào cũng khóc, thậm chí nghĩ cách để kết liễu cuộc đời, đỡ phiền phức người thân. Ngày nào chị cũng xin cho về nhà, để mặc sống chết ra sao thì ra.
Khi tính mạng không còn nguy hiểm nữa, thì các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Thái Nguyên chuyển chị sang khoa phục hồi chức năng, vật lý trị liệu. Tuy nhiên, nhân cơ hội này, chị xin về nhà luôn, không điều trị gì nữa. Thấy chị Vy kiên quyết như vậy, nên phải làm theo. “Không chỉ đột quỵ, mà em còn mắc các bệnh khác nữa như mỡ gan, mỡ máu nặng, rồi viêm cầu thận, nên chẳng chết vì bệnh này cũng chết vì bệnh kia, sớm hay muộn thôi, nên em cũng buông xuôi không muốn điều trị nữa, đi ngày nào khỏe ma ngày đó” – chị Mã Thị Vy chia sẻ.
Đang lúc chuẩn bị gói gém về quê, thì chị dâu chị Vy mới đề xuất đến Trung tâm phát triển y học cổ truyền Việt Thanh, vì ở đó có sản phẩm An cung trúc hoàn, bào chế từ phương thuốc đông y từ thời Lê của lương y Nguyễn Quý Thanh, đã nổi tiếng ở vùng Thái Nguyên này. “Bệnh viện chưa cứu được, tin gì mấy cây lá, nên lúc đầu em không chịu đâu. Nhưng chị dâu thuyết phục nhiều quá, nên thay vì về Định Hóa, hai chị em bắt taxi một mạch tìm đến Trung tâm phát triển y học cổ truyền Việt Thanh. Ai dè, chỉ có cái lọ cao An cung trúc hoàn mà sức khỏe hồi phục nhanh vậy” – Chị Vy kể lại.
Hầu hết bệnh nhân đến đây, lương y Nguyễn Quý Thanh đều… đuổi về, vì bà yêu cầu các bệnh nhân vào bệnh viện điều trị. Đông y hay thực phẩm chức năng chỉ là những thứ hỗ trợ cho quá trình điều trị. Người bệnh cần phải được cấp cứu và hỗ trợ kịp thời của máy móc, phương tiện hiện đại, và điều đó chỉ có bệnh viện hiện đại mới đáp ứng được. Theo bà Thanh, bệnh viện sẽ làm rất tốt vai trò cấp cứu bệnh nhân đột quỵ, vì họ đang rất nguy kịch, nhưng An cung trúc hoàn sẽ hỗ trợ phục hồi rất nhanh cho bệnh nhân đột quỵ, vì nó khơi thông mạch máu, làm sạch lòng mạch, đào thả các chất cặn trong mạch máu ra khỏi cơ thể. Một số thảo dược đi kèm hỗ trợ tim mạnh hơn trong việc bơm máu đi khắp cơ thể, đặc biệt là lên não, nuôi dưỡng não, nên cũng giúp bệnh nhân phục hồi nhanh hơn. Do vậy, bệnh nhân càng được dùng sớm An cung trúc hoàn thì càng tốt.
“Mặc dù không tiếp bệnh nhân đang bị bệnh, nhưng qua xem xét, thấy cô Mã Thị Vy này chuyển biến tốt, mà không cứu được thì đáng tiếc, vả lại cô ấy đang đòi đi theo các cụ, nên tôi giữ lại nhà vừa cho dùng An cung trúc hoàn, vừa bổ sung thảo dược phối hợp, và theo dõi xem sao. Ai dè, cơ thể cô ấy lại chuyển biến nhanh vậy” – Bà Nguyễn Quý Thanh vui vẻ kể.
Điều đáng ngạc nhiên, 3 ngày trước, khi xuất viện, chị Mã Thị Vy vẫn liệt hoàn toàn tứ chi, mồm miệng méo xệch không nói được câu nào, mà bây giờ đã tự ngồi dậy, kể lại câu chuyện rõ ràng về quá trình bị bệnh, được điều trị ra sao và đang bắt đầu bám vịn tập tễnh đi lại. “Uống lọ cao An cung trúc hoàn, em cảm nhận thấy các mạch máu của mình nó chảy rạo rực cả lên anh ạ. Không biết do em nhạy cảm hay sao mà cảm nhận rõ mồn một như vậy. Cô Thanh cũng cho uống nhiều thứ hỗ trợ thêm cho gan, thận nữa, nên sức khỏe cải thiện rõ rệt. Em cứ nghĩ, mắc lắm bệnh thế trước sau cũng chết, thì chết sớm cho khỏe ma, nhưng hóa ra, cũng còn có nhiều sản phẩm tốt hỗ trợ cho mình” – chị Mã Thị Vy nói với niềm tin phơi phới vào tương lai!